Đôi điều về máy bay ném bom.

Nhưng điều mình biết về máy bay ném bom.

25 August 2020

Lịch sử

Như tên gọi, máy bay ném bom được thiết kế để tấn công các mục tiêu mặt đất, hay các mục tiêu trên mặt biển. Vũ khí chính của máy bay ném bom đó là các vũ khí không đối đất. Vũ khí không đối đất có thể là bom, ngư lôi, hoặc hiện đại hơn như là tên lửa hành trình.

Vào tháng 19 năm 1912, quan sát viên Prodan Tarakchiev trên chiếc Albatros F.2 do phi công Radul Milkov điều khiến đã thả hai trái bom xuống ga tàu Karağaç của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ghi nhận về máy bay ném bom. Trong những giai đoạn đầu của thế chiến thứ nhất, người đế quốc Đức đã dùng những khinh khí cầu Zeppelin do bá tước Ferdinand von Zeppelin thiết kế để mang bom và tấn công các mục tiêu tầm xa. Nhưng điểm yếu của các khinh khí cầu này là rất dễ bị tấn công, động cơ dễ hư cũng như gặp rất nhiều vấn đề về điều hướng. Người Đức đã phải chịu hậu quả nặng nề, đó là 53 trong 73 chiếc khinh khí cầu của hải quân và 26 trong 50 chiếc khinh khí cầu của lục quân bị đánh rơi. Trong suốt cuộc chiến những khí cầu Zeppelin gây rất ít thiệt hại cho tổng cộng 51 cuộc tấn công của nó. Kết quả chỉ có 557 lính Anh bị thiệt mạng và 1358 người khác bị thương.

Khinh khí cầu Zeppelin

Những chiếc máy bay ném bom đầu tiên được chế tạo vào khoảng năm 1913, đó là Italian Caproni Ca 30British Bristol T.B.8. Đây là những máy bay có 2 tầng cánh với kích thước cực kì lớn. Caproni Ca 30 được làm từ vật liệu chủ yếu là gỗ bọc vải. Phi hành đoàn của Caproni Ca 30 có 4 người bao gồm: 2 Phi công, 1 Xạ thủ ở trước và 1 xạ thủ kiêm thợ máy ở sau. Caproni Ca 30 có kích thước khá lớn với sải cánh dài hơn 22.74 mét, chiều dài 11.05 mét.

Caproni Ca 30 của người Ý

Caproni có tốc độ tối đa khoảng 65 hải lý/giờ, tầm hoạt động 550 Km, trần bay tối đa 4000 mét.

Bristol T.B.8 của người Anh

Ném bom chiến thuật

Kỹ thuật ném bom chiến thuật có từ lúc mới xuất hiện máy bay ném bom. Sự kiện về ném bom chiến thuật đầu tiên được ghi nhận đó là trận Neuve Chapelle khi Quân đoàn bay Hoàng gia Anh thả bom vào hệ thống liên lạc của đế chế Đức. Ném bom chiến thuật là kỹ thuật ném bom vào các mục tiêu có giá trị quân sự nhất thời. Những mục tiêu này có thể là quân lính, chiến luỹ chiến hào, các phương tiện quân sự, … Vai trò chính của ném bom chiến thuật là

  • Yểm trợ cho lực lượng mặt đất. Tấn công theo sự dẫn đường, giúp đỡ của các lực lượng mặt đất.

  • Ngăn chặn tiếp tế của quân địch.

Thời điểm chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, đã có rất nhiều máy bay được phát triển để làm nhiệm vụ ném bom chiến thuật. Các loại máy bay này bao gồm cả những máy bay đã nhiệm như tiêm kích ném bom.

Nhiệm vụ ném bom chiến lược có thể sử dụng nhiều loại máy bay khác nhau, ví dụ như: Máy bay thả ngư lôi, máy bay ném bom bổ nhào, máy bay cường kích, máy bay chiến đấu đa nhiệm, …

Máy bay thả ngư lôi

Máy bay thả ngư lôi lần đầu tiên được phát triển là sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Khi này kỹ thuật hàng hải đã phát triển vượt bậc, ngày càng có nhiều thiết giáp hạm, tuần dương hạm thế hệ mới ra đời. Anh, Đức, Nhật đều cố gắng luồn lách qua những điều khoản của hiệp ước hải quân để đưa vào hoạt động những con tàu ngày càng nhanh, mạnh và hoả lực cực kì khủng khiếp. Bên cạnh đó những kỹ thuật về tàu sân bay, cũng như là đưa máy bay vào các trận thuỷ chiến càng được quân đội các nước quan tâm. Cụ thể sau thế chiến lần thứ nhất, Mỹ và Nhật đã đưa vào thử nghiệm và hoạt động hàng loạt các tàu sân bay. Sau đó các nhà quân sự, kỹ sư đã nảy ra ý tưởng thả ngư lôi từ các máy bay. Điều này sẽ làm giảm đi thương vong của những tàu khu trục vốn rất mỏng manh trước hoả lực của thiết giáp hạm.

Các máy bay thả ngư lôi đã đóng góp rất lớn cho chiến tranh thế giới thứ 2 như là nỗ lực của người Anh đánh chìm thiết giáp hạm Bismarck, cuộc tấn công của người Nhật và Trân Châu Cảng, góp công rất lớn vào việc đánh chìm thiết siêu giáp hạm Yamato của hải quân Nhật Bản. Bên cạnh đó người ta cũng đưa các máy bay thả ngu lôi vào hàng trăm cuộc hải chiến khác. Dần dần, các máy bay thả ngư lôi đóng một vai trò rất quan trọng trong cơ cấu hải quân của nhiều quốc gia.

Về sau, khi các động cơ phản lực được phát triển. Người ta đã thay thế tên lửa chống hạm cho các ngư lôi vốn có tốc độ di chuyển rất chậm chạp.

Máy bay ném bom bổ nhào

Máy bay ném bom bổ nhào là loại máy bay có thể áp dụng tốt chiến thuật ném bom bổ nhào. Các thế hệ máy bay trước đó vốn rất khó thực hiện kỹ thuật này. Thường các máy bay thế hệ đầu tiên sẽ không có tốc độ đủ nhanh để tránh được phòng không của địch. Hoặc máy bay khi chúi xuống sẽ không có thể kéo mũi lên lại kịp thời, điều này sẽ khiến máy bay đâm sầm xuống mặt đất. Bên cạnh kỹ thuật ném bom bổ nhào thì người ta cũng sử dụng kỹ thuật đánh bom lướt. Tương tự với ném bom bổ nhào, ném bom lướt cũng bay thẳng vào mục tiêu nhưng điều khác biệt là ném bom lướt có góc ném thấp hơn. Điều này giúp cho phi công sẽ không cần thực hiện một cú bẻ lái gắt sau khi ném bom.

Thông thường ném bom bổ nhào sẽ bay vào mục tiêu với góc 45 đến 60 độ so với mặt đất. Một số máy bay được thiết kế đặc biệt sẽ có thể tấn công ở góc lớn hơn như Junkers Ju 87 của không quân Đức có thể thực hiện một cú ném bom bổ nhào ở góc 80 độ hoặc thậm chí vuông góc với mặt đất. Để đạt được một cú ném bom bổ nhào có góc lớn như vậy, các máy bay phải có thể thực hiện những pha bẻ lái cực gắt. Điều này yêu cầu phi công phải có nhiều kinh nghiệm, khả năng chịu đụng tốt cũng như máy bay phải có cấu trúc cực kì chắc chắn. Bên cạnh đó máy bay cũng phải có khả năng giảm tốc độ tốt, thông thường người ta sẽ sử dụng cánh tà để giảm tốc độ cũng như tạo lực nâng và thay đổi góc bay.

Máy bay cường kích

Với sự phát triển của ngành quân sự hàng không, người ta càng cố gắng chuyên môn hoá các loại máy bay với những mục đích khác nhau. Loại máy bay chuyên dùng để hỗ trợ các lực lượng ở mặt đất, cũng như tấn công các mục tiêu của địch dưới mặt đất người ta gọi là máy bay cường kích. Thông thường máy bay cường kích có tốc độ bay chậm, và khả năng ổn định khi bay chậm tốt. Nhiệm vụ của máy bay cường kích thường là hỗ trợ bộ binh mặt đất tấn công lại các mục tiêu của địch như là binh lính, các công trinh quân sự. Vụ khí của máy bay cường kích thường là súng máy hạng nặng, Bom, rocket.

Ném bom chiến lược

Khác với máy bay ném bom chiến thuật vốn chỉ đem loại những lợi ích cho 1 trận đánh. Máy bay ném bom chiến lược thường thực hiện những nhiệm vụ có vai trò trong cả một trận chiến như đánh bom những công trình hỗ trợ cho cỗ máy quân sự của địch. Những công trình này có thể là cảng, những nhà máy chế tạo thiết bị quân sự, … Vì những mục tiêu này thường nằm rất sâu bên trong lãnh thổ của địch, vì vậy máy bay ném bom chiến lược thường có tầm bay rất xa. Để đảm bảo tâm bay xa nhưng máy bay vẫn đem đủ một lượng vũ khí để có thể gây hư hại đáng kể cho địch thì người ta thường thiết kế máy bay ném bom chiến lược rất lớn để đảm bảo được những yếu tố trên.

Máy bay ném bom chiến lược xuất hiện từ chiến tranh thế giới thứ hai khi mà công nghệ hàng không đã đủ phát triển để có thể chế tạo được những máy bay lớn với tầm bay cực xa. Máy bay ném bom chiến lược được áp dụng rất rộng rãi về sau này. Như chúng ta đã biết, mỹ dùng rất nhiều máy bay B-52 trong chiến tranh Việt Nam. Hầu hết mục đích Mỹ sử dụng máy bay B-52 là để phá hoại cơ sở hạ tầng, các phương tiện và công trình hỗ trợ chiến tranh của Bắc Việt.

Máy bay ném bom hiện đại

Về sau người ta bỏ đi những máy bay chiến thuật và thay thế dần là những máy bay tiêm kích, cường kích có khả năng tấn công không đối đất rất tốt. Còn những máy bay ném bom từ sau chiến tranh lạnh trở đi đều có thể ném bom để hỗ trợ các mục tiêu mặt tấn hoặc tấn công cả những mục tiêu chiến lược nằm ở sâu bên trong vùng kiểm soát của địch.

Reference

Bomber https://en.wikipedia.org/wiki/Bomber Caproni Ca.1 (1914) https://en.wikipedia.org/wiki/Caproni_Ca.1_(1914)